Nhờ thực hành pháp Niệm Phật -Hộ niệm mà chúng ta tận mắt chứng kiến hàng phàm phu, chỉ một câu A Di Đà Phật niệm cho tới cùng, lâm chung thiết tha cầu sanh Tây Phương Cực Lạc, đã ra đi để lại thân tướng bất khả tư nghì. Chúng con thật không thể nào diễn tả hết nỗi mừng rỡ, xúc động và lòng tri ân Đức Thế Tôn và Chư Tổ đã ban một pháp ĐẠI CỨU TINH cho chúng sanh Thời Mạt Pháp
Chân thành tri ân chư vị khắp nơi đã đưa lên Youtube và internet và trên
các Websites rất nhiều video, MP3, nhạc niệm Phật, các hình ảnh Phật, Bồ Tát,
Tây Phương Tiếp Dẫn, các hoa sen.. rất đẹp. Nếu chúng tôi vô tình đã đưa lên
trang Website các hình ảnh có bản quyền (Copyright) kính xin chư vị liên hệ chúng tôi và các hình ảnh của
chư vị sẽ được xóa ngay tức khắc. Nam mô A Di Đà Phật.
Ngài Tĩnh-Am khi khuyên người niệm Phật, Ngài không
ngồi như thế này để khuyên đâu, Ngài không đứng để khuyên đâu… mà chư vị biết
là Ngài đã làm như thế nào không?...Ngài quỳ xuống... Ngài chắp tay lại... Ngài khẩn nguyện: Chư
vị đồng tu Phật tử ơi!.. Vì việc sanh tử vô cùng lớn lao, mong chư vị hãy Phát
Bồ-Đề tâm, trì danh hiệu A-Di-Đà Phật cầu sanh Tịnh-Độ. Quý vị thấy một vị Tổ Sư mà phải quỳ xuống, khẩn khoản
cầu xin chư vị Phật tử hãy mau mau niệm Phật cầu sanh Tịnh-Độ. Chư vị có
hiểu thấu được tâm can của Tổ Sư không?...(Sơ Suất Của Người Bệnh)
Tổ Thiện-Đạo nói: “Dẫu cho chư Phật trên mười phương, chư đại Bồ-Tát
phóng đại quang minh bao trùm vũ trụ, mà bảo ta bỏ câu A-Di-Đà Phật, ta nhất
định không bỏ”.
Download Now View Now
Niệm Phật: Con
đường thành Phật!
... Niệm Phật là mình đang gây cái nhân Phật trong tâm mình để chờ ngày thành quả Phật. Ðây là một pháp môn đặc biệt, gọi là “Môn dư đại đạo”, một phương tiện rốt ráo để viên thành Phật đạo. Trong 49 năm thuyết kinh giảng đạo, Phật để lại vô lượng pháp môn, tất cả đều là phương tiện tự tu chứng từng phẩm vị một để đến quả vị Phật. Vì thế thời gian tu hành phải trải qua hàng A-tăng-kỳ kiếp, vô lượng kiếp, mới mong thành đạo quả. Còn niệm Phật thì: “Niệm Phật là Nhân, thành Phật là quả”, lấy thẳng nhân địa Phật để tu thành quả vị Phật. Một pháp môn vi diệu, thù thắng, dễ tu trì. Vì nó quá dễ dàng cho nên ít người chịu tin. Nhưng đây là lời Phật dạy. Ta là người con Phật, không thể không tin...
... người niệm Phật không nên âm thầm niệm một mình, mà cố gắng giảng giải Phật pháp cho người thân hiểu, giảng giải về sự vãng sanh cho con cháu nghe, khuyên niệm Phật, chỉ cách hộ niệm vãng sanh. Nên chủ tâm làm như vậy để vừa cứu độ người thân, vừa có được người hộ niệm sát bên cạnh mình trong bất cứ trường hợp nào. Những gia đình nào có con cháu biết tu hành, tin Phật, hiểu đạo, thì thật là một đại phúc báu trên đời.
Một đường tiến
thẳng!
... “nhất hướng
chuyên niệm A-di-đà Phật nguyện sanh bỉ quốc”, nghĩa là đường đi chúng ta phải
giữ thẳng . Phải nỗ lực bố thí giúp người, khuyên người niệm Phật, khuyến khích
người cầu nguyện vãng sanh, giúp cho chúng sanh thấy được hướng thoát ly sanh
tử luân hồi. Giảng giải không tiếc lời, giúp đỡ không tiếc tiền, phụ lực không
sợ khó, tận tâm khai thị cho nhiều người giác ngộ đường đi. Ðây là việc ta nên
làm, hãy làm, phải làm, và cố gắng làm. Nhưng chúng sanh có chịu nghe hay không
là tùy duyên, hành trình của chúng ta vẫn phải tiến thẳng, chứ đừng nên quay
đầu trở lại chờ nhau, để chịu đọa lạc chung với nhau.
Ðạo lý duy tâm!
Tốt-xấu,
trắng-đen, thị-phi, thiện-ác, có-không, vật chất hay tinh thần, v.v... tất cả
đều hàm chứa trong cái tâm. Mình muốn làm Thánh Nhân thì mình sẽ trở thành
Thánh Nhân, mình muốn làm phàm phu thì mình trở thành phàm phu, muốn cảnh giới
nào thì cái tâm nó hiện ra cảnh giới đó. Chính vì thế mà cái tâm này nó có thể
đưa ta đến ngôi vị Phật, Bồ-tát đại giác, đại trí huệ. Ngược lại, cũng chính
cái tâm này lại xui khiến ta chui vào bãi nhơ làm kiếp con dòi, nấp vào cái
hang sống đời con kiến, tìm tới những cảnh giới khốn nạn của loài ngã quỷ chịu
đói khát vạn đời, hoặc chui xuống địa ngục để chịu khổ cực vĩnh kiếp, khó có
ngày thoát thân!
Niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ là đạo cứu
độ chúng sanh trong thời mạt pháp.
Nói vậy xin cô bác đừng vội hiểu lầm cho
rằng, pháp niệm Phật bình thường, chỉ dành cho kẻ sơ cơ thấp kém tu hành trong
thời mạt vận. Thực ra, đây là pháp môn đại uy lực, đại phước đức, đại bát nhã,
đại thiền định, đại trang nghiêm, đại thanh tịnh, đại Bồ đề, đại siêu việt...
mà ba đời mười phương chư Phật cũng chỉ dùng pháp này để độ khắp chúng sanh,
(kinh Niệm Phật Ba-La-Mật, phẩm 1). Ðây là pháp môn tam căn phổ bị, phàm
thánh tề thâu, khế hợp mọi căn cơ, trên từ Ðẳng Giác Bồ-tát dưới đến địa ngục
chúng sanh đều được phổ độ.
Chính vì thế mà ngài Thiện Ðạo đại sư nói, Dù
cho mười phương chư Phật đầy cả hư không pháp giới hiện thân, phóng quang bảo
bỏ môn Tịnh-độ, rồi các Ngài truyền dạy pháp môn thù thắng khác, cũng không dám
vâng theo.... Vì sao vậy? Vì làm gì có chuyện này xảy ra! Nếu như có, thì
đó chắc chắn là giả chứ không phải thật! Ðức Thích Ca Mâu Ni đại diện mười
phương chư Phật tuyên dương pháp niệm Phật là pháp tối thắng và là pháp độc
nhất mà mười phương ba đời chư Phật đều phải dùng để độ tất cả chúng sanh, thì
có Phật nào lại nói sai lời Phật.
Đức Phật..,Ngài hốt lên một nắm đất trong bàn tay rồi thả xuống,
Ngài hỏi hàng đệ tử rằng, “Các con hãy
nhìn xem, đất ở dưới đại địa này nhiều hơn hay đất dính trong móng tay của ta
nhiều hơn?”
…Ngài nói khi một người chết đi bị đọa lạc nhiều như đất dưới đại địa, còn người được giải thoát ít ỏi giống như số bụi đất dính trong móng tay.
Như vậy, cơ hội để giải thoát của chúng sanh trong thời này khó
khăn lắm! Chính vì thấy sự đau khổ quá lớn của chúng sanh, nên Phật mới ban
cho chúng sanh một pháp môn một đời giải thoát, đó là “Pháp Môn Niệm Phật”. Pháp môn Niệm Phật này không phải bắt
mình phải diệt hết nghiệp chướng, phải trừ hết nghiệp chướng mới được vãng
sanh. Không phải... Xin nhớ cho kỹ... Mà với pháp môn Niệm Phật này giúp người
còn nghiệp, thay vì theo nghiệp chịu nạn, bây giờ đây nhờ ơn đức Phật A-Di-Đà
tiếp độ mà mình vượt qua ách nạn gọi là “Tử-Khổ” để sanh về Tây-Phương Cực-Lạc, một đời thành Phật.
Chư vị ơi…
… Phiền não! Cố gắng buông.- Sợ chết!
Cố gắng buông.
- Sợ bệnh! Cố gắng buông.- Nghĩ mình chứng đắc này,
chứng đắc nọ!.. Buông đi.
- Lý luận cao siêu quá!... Buông đi.
Để cho cái tâm này nó thanh tịnh lại, nó hiền lại mà chí thành niệm câu A-Di-Đà Phật cầu sanh Tịnh-Độ. Chỉ vậy thôi. Chỉ vậy mà thôi, mà tất cả mọi người ở đây ai cũng có thể được vãng sanh
về Tây-Phương Cực-Lạc hết.
LỜI KHAI THỊ
CỦA ĐẠI SƯ ẤN-QUANG
Bất luận là
người tại gia hay xuất gia cần phải trên kính dưới hòa, nhẫn nhục điều mà người
khác khó nhẫn được, làm những việc mà người khác khó làm được. Thay người làm
những việc cực nhọc, thành toàn cho người là việc tốt đẹp.
Khi tĩnh tọa
thường nghĩ đến điều lỗi của mình. Lúc nhàn đàm đừng bàn đến điều sai trái của
người.
Lúc đi,
đứng, nằm, ngồi, ăn, mặc… từ
sáng đến tối, từ tối đến sáng chỉ niệm Phật hiệu không để gián đoạn. Hoặc niệm
nho nhỏ, hoặc niệm thầm.
Ngoài việc
niệm Phật đừng dấy khởi một niệm nào khác. Nếu khởi vọng niệm, phải tức thời bỏ
ngay.
Thường có
lòng hổ thẹn và tâm sám hối. Nếu đã tu trì
phải tự hiểu là công phu của ta hãy còn nông cạn, chẳng nên tự kiêu căng khoa
trương.
Chỉ nên chăm
sóc việc nhà mình, đừng nên dính vào việc nhà người. Chỉ nên nhìn đến những
hình dạng tốt đẹp, đừng để mắt đến những việc xấu xa bại hoại. Hãy coi mọi người như là Bồ Tát, mà ta chỉ là kẻ phàm phu.
Nếu quả có thể tu hành được như vậy thì nhất định có thể vãng sanh về Tây
Phương Cực Lạc Thế Giới.
...Những điều Tổ Ấn-Quang dạy chúng ta làm, có khó lắm không?
Hoàn toàn không khó. Có xa vời lắm không? Hoàn toàn không xa vời. Có làm được
không? Từng người, từng người chúng ta nếu quyết tâm làm, đều có thể làm được
hết. Đây là điều thật thú vị, vi diệu bất khả tư nghì!... Đây là một lời khai
thị phải gọi là thù thắng bất khả tư nghì! Đây là cái cơ duyên bất khả tư nghì
mà trong vạn kiếp qua chúng ta đã không được gặp....
Tại Niệm Phật Đường A-Di-Đà, rất nhỏ ở thành phố Brisbane , Úc-Đại-Lợi, hằng ngày chúng con gồm một số đồng tu rất ít ỏi, âm thầm cộng tu niệm Phật với nhau. Trong pháp cộng tu niệm Phật của Tịnh-Tông, chư Tổ Sư khuyên rằng, mỗi buổi cộng tu, một vị Pháp-Sư hoặc một vị đại diện nên dành mười đến mười lăm phút để nhắc nhở chư vị đồng tu giữ vững Tín-Nguyện-Hạnh, quyết lòng niệm Phật cầu sanh Tịnh-Độ.
Hầu hết trong những buổi cộng tu chúng con đều mở những lời “Khai Thị” của chư Tổ Sư trong Tịnh-Độ Tông, gần gũi nhất là pháp ngữ khai thị của Pháp-Sư Tịnh-Không để làm kim chỉ nam tu tập. Nhưng vì tâm cơ quá thấp kém, nghiệp chướng sâu nặng, trí độn, phước mỏng, nên đường tu tập của chúng con dù có cố gắng rất nhiều nhưng vẫn chưa dám mơ rằng mình sẽ đạt được công phu “Niệm Phật Thành Thục”, huống hồ chi là cảnh giới “Nhất Tâm Bất Loạn”, để an nhiên tự tại vãng sanh!
Chính vì thế, chúng con thường đóng cửa tự nhắc nhở với nhau:
- Một là, một pháp thâm nhập, trường thời huân tu. Chuyên lòng niệm Phật, củng cố Tín-Nguyện-Hạnh thật vững để cầu hết báo thân này vãng sanh Tịnh-Độ.
- Hai là, y giáo phụng hành theo lời Tổ Sư trong Tịnh-Độ Tông dạy: Thời mạt pháp tâm cơ chúng sanh hạ liệt, nghiệp chướng sâu dày, khó tự chứng đắc để thoát vòng sanh tử. Chính vì thế, chúng con đặc biệt chú ý cẩn thận học tập và ứng dụng phương pháp hộ niệm để kịp thời hỗ trợ tích cực cho nhau hầu được an tâm hơn trên con đường vãng sanh Cực-Lạc quốc.
Nói về “Hộ-Niệm”, xin thưa rằng, nhiều người còn lầm lẫn giữa pháp “Hộ-Niệm Vãng-Sanh” với các pháp“Cầu-Siêu”, “Cầu-An”, “Hậu-Sự”, hoặc nhiều khi cho rằng đây chỉ là phương cách thăm hỏi an ủi cho nhau để chia sẻ nỗi buồn sanh tử biệt ly...
Hoàn toàn không phải vậy!
Nếu nghiên cứu kỹ thì “Hộ Niệm
là một Pháp Tu", là sự đúc kết cụ thể cả một pháp môn niệm Phật, có
thể đưa một người từ hàng phàm phu vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc thành bậc
Chánh-Giác. Hộ Niệm bao trùm cả Phật pháp. Toàn bộ Phật pháp là để cứu chúng
sanh trở về với Chân Tâm Tự Tánh viên mãn Đạo Quả, thì vãng sanh về Tây-Phương
Cực-Lạc là một đời bất thối thành Vô-Thượng Chánh-Đẳng Chánh-Giác. Hộ niệm có
thể trực tiếp giúp cho một người phàm phu vãng sanh về Tây-Phương để hoàn thành
Phật Quả vậy.
Tất cả là một! Một
là tất cả!
Trong phương pháp hộ niệm vấn đề khai thị
rất là quan trọng. Người bệnh được vãng sanh hay không thành thật mà nói hầu
hết nhờ sự khai thị đúng mức. Nhiều người hộ niệm mà sơ ý: không cân
nhắc những lời nói, những cử chỉ, những hành động, những ánh mắt nhìn… trong
lúc hộ niệm đều có thể gây ra tai hại rất lớn đối với người bệnh trong
những giờ phút ra đi.
…khai thị trong phương pháp hộ niệm...là mở những
cái gút mắc, giải được những điều khó khăn còn kẹt trong tâm của người bệnh ra,
rồi chỉ cho con đường… con đường vãng sanh để họ đi... Đi thoát nạn!
...một người đang sợ chết, mình
biết tâm trạng của người này là người sợ chết, thì điều quan trọng là giảng
giải làm sao để người bệnh này không còn sợ chết nữa mới được. Ngài Thiện-Đạo
Đại Sư rất chú trọng về điểm này. Một người mà ham sống sợ chết, thì dẫu cho
một ngàn người tới hộ niệm cho họ, họ cũng phải chết. Nghĩa là sao?... Nghĩa là
khi xả bỏ báo thân, họ để lại một cái thân tướng rất là xấu, một sắc tướng rất
là kinh hoàng! Đây là một tiên triệu cho biết rằng tương lai những đời kiếp sau
họ bị nạn nặng lắm! Họ bị khổ đau nặng lắm!
“KHẾ LÝ” là đúng theo lý đạo của
Phật. “KHẾ CƠ” là cách hành trì phải hợp căn cơ của chính mình.
Bậc Thượng Căn Thượng Trí thì không cần gì
phải phân biệt vấn đề “KHẾ LÝ - KHẾ CƠ”, nhưng hàng hạ căn trí cạn thì
vấn đề này rất hệ trọng.
Vì thế, người tu hành trong thời mạt pháp
này muốn được thành tựu cần phải nghiêm khắc tự xem xét cho rõ căn cơ của chính
mình.
Nếu đã cố gắng xem xét mà cũng không rõ
được căn cơ của mình là đâu, thì xin chư vị hãy nghĩ rằng chắc chắn mình phải
thuộc vào hàng hạ căn trí độn, phước mỏng chướng sâu, nhất định không dễ gì có
ngày tự chứng đạo!
Nếu quả là hàng phàm phu tội chướng sâu
nặng mà lơ là việc trạch pháp, tâm ý hiếu kỳ, ham mê chứng đắc thì rất dễ bị
chướng nạn trên con đường tu hành!
Niệm Phật cầu sanh Tịnh-Độ là đại pháp môn
thích ứng với mọi căn cơ. Nói như vậy không có nghĩa là người có tâm ý vọng
động, tâm ý không thanh tịnh Niệm Phật cũng được thành tựu!
Hộ Niệm là pháp ứng dụng triệt để pháp
Niệm Phật, thực hiện đầy đủ ba tư lương TÍN-NGUYỆN-HẠNH, giúp người phàm phu
tội nặng, trí cạn một đời này có cơ duyên vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, viên
thành Phật đạo.
Vậy thì, NIỆM PHẬT - HỘ NIỆM - VÃNG SANH
là vừa “Khế Lý” vừa “Khế Cơ” và là “Đại Cứu Tinh” cho
người hạ căn học Phật trong thời mạt pháp được thành tựu vậy.
Hòa Thượng Tịnh-Không dạy: “Việc công đức trên thế gian này không có
công đức nào lớn hơn hộ niệm cho người vãng sanh”. Hộ Niệm công đức rất
lớn.
Ngài Đại-Từ Bồ-Tát nói rằng: “Nếu trong đời của mình chỉ cần hộ niệm
cho được một người, hai người vãng sanh Tây-Phương Cực-Lạc thì công đức này hơn
cả công đức mình tu hành tinh tấn suốt cả cuộc đời”. Hộ Niệm rất là quan
trọng.
Tuy nhiên mình phải hộ niệm cho đúng pháp thì công đức mới viên mãn. Nếu
mình sơ ý hộ niệm mà có nhiều sơ suất thì công đức bị giảm đi hoặc có nhiều khi
lại mất công đức nữa. Sở dĩ như vậy là do mình không chịu nghiên cứu kỹ.
...Có một lần Diệu Âm đi tới một vùng kinh tế mới, do một ban hộ niệm ở đó
dẫn đi. Nơi đó có 2-3 ban hộ niệm gì đó không rõ lắm. Khi tới cái làng đó thì
người trong ban hộ niệm mới nói rằng, hiện bây giờ tại làng đó đang có một
người chết cũng được ban hộ niệm tới hộ niệm. Khi để trong quan tài tẩn liệm
thì thân xác vị đó mềm mại đẹp lắm, nhưng tới lức đó mà cái bắp đùi cũng nóng,
cái bụng cũng nóng, cái tay cũng nóng, cái ngực cũng nóng luôn!… Tại sao
vậy?... Lúc đó là đang đi trên chiếc xe, nghe vậy, Diệu Âm trả lời liền:
- Trời ơi! Người ta đã liệm người sống rồi!...
Nghe nói vậy, mọi người giật mình!...
Thật sự nếu toàn thân còn ấm như vậy, thì đến phút đó có thể là người ta
mới chết lâm sàng thôi, chứ chưa phải là chết thật đâu!
Vì tha thiết
mong cho tất cả chúng ta người nào cũng được phước phần theo A-Di-Đà Phật về
Tây-Phương, ngự trong cái hoa sen công đức của chính mình mà thành đạo, xin chư
vị bắt đầu từ đây hãy luôn luôn nhớ đến lời dặn của Ấn-Quang đại sư. Ngài nói
rõ lắm, cụ thể lắm. Nhất định những lời nói của Ngài rất xứng hợp với căn cơ của
chúng ta, của những người như Diệu-Âm đây.
Ngài nói: “Càng niệm Phật chừng nào, mình càng thấy nghiệp chướng vẫn còn nặng. Càng niệm Phật chừng nào mình thấy mình vẫn còn là phàm phu tục tử”. Ngài nói: “Muốn một phàm phu tục tử này mà trở về TâyPhương thì không có cách nào tốt hơn là lấy cái lòng ChânThành, Chí-Thành Chí-Kính, để chúng ta được A-Di-Đà Phật “Thương” mà đến tiếp độ mình”. Ngài nói đến tiếng “Thương” cho nhẹ nhàng, dễ cảm, chứ thực ra lúc nào Phật cũng thương chúng ta cả, mà tại vì chúng ta đi trật đường, nên dù Ngài có thương cũng cNgài nói: “Càng niệm Phật chừng nào, mình càng thấy nghiệp chướng vẫn còn nặng. Càng niệm Phật chừng nào mình thấy mình vẫn còn là phàm phu tục tử”. Ngài nói: “Muốn một phàm phu tục tử này mà trở về TâyPhương thì không có cách nào tốt hơn là lấy cái lòng ChânThành, Chí-Thành Chí-Kính, để chúng ta được A-Di-Đà Phật “Thương” mà đến tiếp độ mình”. Ngài nói đến tiếng “Thương” cho nhẹ nhàng, dễ cảm, chứ thực ra lúc nào Phật cũng thương chúng ta cả, mà tại vì chúng ta đi trật đường, nên dù Ngài có thương cũng cứu không được. Mong
cho chư vị hiểu được chỗ này, bắt đầu từ đây thật vững vàng đi về Tây-Phương bằng
con đường: - Một là khiêm-nhường, chí-thành,
chí-kính. - Hai là kết hợp chặt chẽ với
nhau thành một nhóm HộNiệm cho nhau, trợ duyên cho nhau vững vàng, đừng để sơ
suất. Được vậy thì tất cả mọi người ở
đây chắc chắn ai cũng có phước phần vãng-sanh về Tây-Phương Cực-Lạc.
Trong đời Diệu-Âm đã
chứng kiến tận mắt rất nhiều cuộc niệm Phật Vãng-Sanh, thoại tướng
tốt đẹp bất khả tư nghì, người ra đi theo A-Di-Đà Phật về nước Cực-Lạc, thật
đúng như kinh Phật dạy. Thấy vậy Diệu-Âm quyết lòng tin theo pháp Hộ-Niệm của
Tịnh-Tông và nhiệt lòng tuyên dương pháp này để cứu người Vãng-Sanh.
Quyết lòng không dám thay đổi, cũng không dám hiếu kỳ hay bắt chước người
khác để thí nghiệm những phương pháp lạ.
Nhắc lại, phương pháp Hộ-Niệm
của Tịnh-Tông là giúp cho người sắp xả bỏ báo thân niệm câu A-Di-Đà Phật
cầu sanh Tịnh-Độ. Nếu người ra đi làm được ba điều Tín-Nguyện-Hạnh đầy đủ, hơn
nữa được Trợ-Niệm cẩn thận thì hình như người nào cũng ra đi an nhiên, nhiều
tướng lành hiện ra bất khả tư nghì. Dựa vào kinh Phật mà ấn chứng, ta tin tưởng
người đó được Vãng-Sanh Cực-Lạc. Hiện tại ở Việt-Nam hiện tượng này đã xảy
ra khắp nơi, hàng ngày, thật là một cơ duyên thù thắng cho người Việt-Nam chúng
ta vậy.
Những điều cấm
kỵ căn bản là trong vòng 8 giờ từ lúc tắt thở:
- Không được
đụng chạm vào thân xác người chết.
- Không được
hiếu kỳ sờ mó, thăm dò hơi ấm.
Lời Tri Ân...Diệu Âm chỉ có một lòng chí thành tha thiết muốn giao lưu pháp Niệm Phật Hộ Niệm cứu người có cơ duyên vãng sanh Tịnh-Độ, trong một báo thân này được phước phần thành tựu đạo giải thoát. Thành khẩn cúi đầu phục nguyện người người có duyên đọc đến liền phát tâm tin tưởng vững vàng vào đại nguyện của A-DiĐà Phật, quyết lòng niệm Phật cầu sanh Tây-Phương Cực-Lạc, tích cực trợ duyên cho nhau giúp người vãng sanh, đừng để lỡ mất cơ hội này mà trăm ngàn vạn kiếp đành phải chịu đọa lạc khổ đau!
"Đồng hoạn tương thân"! Tức là cùng hoạn nạn với nhau, chúng ta thương nhau, đùm bọc với nhau để dìu dắt nhau nương theo pháp Phật, cầu mong cho trong một báo thân này chúng ta có phước phần giải thoát, giải tất cả những cái ách nghiệp của người phàm phu, thoát qua sáu đường sanh tử.
Sở dĩ mà chúng ta nói được như vậy là vì đức Thế-Tôn biết rằng chúng sanh nghiệp chướng sâu nặng như chúng ta vẫn được cái phước phần vượt qua sanh tử luân hồi. Ngài ban cho chúng ta một pháp môn rất dễ mà lại vô cùng vi diệu. Dễ vì ứng hợp với căn cơ thấp kém hạ căn như chúng ta. Vi diệu vì nhờ phương pháp này mà thay vì khi buông báo thân chúng ta bị đọa lạc hàng vô lượng kiếp trong ba cảnh xấu ác, nay lại vượt về tới Tây-Phương Cực-Lạc để một đời này bất thối thành đạo.
Xin thưa với chư vị, là một phàm phu tục tử khi gặp được cái cơ duyên này chúng ta thấy mừng rỡ vô cùng. Tất cả chúng ta ai ai cũng được quyền hy vọng thành đạo. Thấy vậy mới biết pháp Phật vi diệu! Vi diệu bất khả tư nghì!...
Copyright 2017 © Designed by Gowebbi. All rights reserved.