Trong thời nhà Minh, có một người tên là Ngu-Thuần-Hy, vị này tu rất tinh tấn, mạnh dạn rời gia đình lên tận núi cao để tịnh tu. Khi tịnh tu một thời gian thì đắc được những cảnh giới rất tuyệt vời, người đời khó ai có thể sánh kịp. Ông ta biết trước thời tiết nắng mưa, có thể đoán trước được mưa bao lâu, nước dâng bao nhiêu… Một người nào đến thăm không cần báo ông ta cũng biết trước, nhìn một người ông có thể biết được đời trước của người đó, v.v… Nói chung là ông ta đạt được những năng lực khá hay. Nhưng khi tổ sư Liên-Trì nghe được vậy, Ngài liền viết thư nghiêm khắc cảnh cáo. Ngài nói:
“Nhà
ngươi phải mau mau nhiếp tâm lại niệm Phật, khiêm nhường niệm Phật, sám hối
niệm Phật… Nếu còn tham trước vào những chuyện đó, nhất định sẽ vướng vào lưới
ma…”.
Người này vốn là Phật tử thọ tam quy với tổ Liên-Trì, khi nghe sư phụ la rầy làm cho ông giựt mình. Trước đó ông vẫn nghĩ rằng, với cách tu tập và thành tựu của mình chắc chắn sẽ được sư phụ tán thán, khen tặng, nhưng không ngờ lại bị tổ sư la trách nặng nề…. “Nhà ngươi phải mau mau sám hối, nếu còn đứng đó cho là chứng đắc, thì sẽ vướng vào ma lộ, không ai có thể cứu được”.
Ông Ngu-Thuần-Hy giựt mình ngỡ ngàng… Khi
vừa giựt mình ngỡ ngàng thì tất cả những gì gọi là chứng đắc từ từ mất hết, nghĩa là ông ta không còn những
năng lực đó nữa. Lúc đó ông ta mới tỉnh ngộ ra, và biết rằng những gì mà mình có
được toàn là giả huyễn, chứ không phải chân thực.
Kể ra những chuyện này để chúng ta tự suy nghĩ và so sánh thử coi, hình như tâm lực của chúng ta không mạnh bằng ông Ngu-Thuần-Hy, nghiệp chướng chúng ta hình như phải lớn hơn ông ta đấy, và trí huệ chúng ta chắc chắn cũng thua luôn rồi... Vì sao vậy? Vì vị đó không màng đến sự hưởng thụ, dám buông hết gia đình, sự nghiệp… lên trên núi cao để tịnh tu. Thực hiện điều này không phải người bình thường có thể làm được. Chúng ta làm như vậy không được đâu. Nói chung, chúng ta vẫn còn phiền não, nghiệp chướng dày đặc…
Tổ Ấn-Quang dạy rằng, “Vì tâm quá vọng động, làm động đến oan gia trái chủ trong nhiều đời nhiều kiếp, họ quy tựu về, họ nương theo cái vọng tâm của mình mà giúp cho mình thỏa mãn những sự hiếu kỳ để tìm cơ hội trả thù…”.
Tổ Ấn-Quang dạy:
- Người tu tịnh nghiệp chẳng coi
trọng các thứ cảnh giới nên không cảnh giới nào phát sinh…
Chúng ta không để tâm tới mùi hương, không cầu ngửi mùi hương thì mùi hương giả không sanh ra. Nên nhớ, một khi nghĩ tưởng đến mùi hương thì mùi hương có thể sinh ra đấy. Không đặt nặng đến hào quang làm chi. Nghĩ tới hào quang thì hào quang giả có thể sinh ra đấy. Đừng nghĩ tới ma chướng. Nghĩ tới ma chướng thì ma chướng sinh ra đấy… Nói chung, tâm mình nghĩ tưởng về cái gì, thì cái đó được duyên mà ứng hiện ra… Thật sự đấy. Nếu một người thường ham muốn thấy cảnh giới, thì rất nhiều cảnh giới sẽ hiện ra.
Đây là lời Ấn-Quang
dạy. Chư vị có thể đọc trong tập sách “Ấn-Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục” này sẽ
thấy thêm nhiều điều.
- Nếu chẳng khéo dụng tâm, có thể bị
tổn hại. Ông Đàm-Bích-Vân cứ mong gấp chứng đắc… Chẳng phải riêng mình ông ta
mắc phải căn bệnh này, hết thảy người học Phật (ngày nay) đa số đều phạm phải
căn bệnh này. Đã có bệnh ấy, chẳng những chiêu cảm đến ma sự, mà chưa chứng nói
chứng, chưa đắc nói đắc. Đây là cái tội
đại vọng ngữ…
Tổ sư nói rõ ràng vô cùng mà người đời nay không chịu để ý tới. Diệu-Âm đọc lại là để kết thúc chuyện này và mong chư vị cố gắng ăn ở hiền hòa. Giữ tâm hồn hiền hòa niệm Phật thì dễ được vãng sanh.
Có những điều chúng ta thấy mà chưa chắc gì thật. Có những điều chúng ta nghe mà chưa chắc gì đúng. Phật dạy: “Tất cả pháp từ tâm ý chúng ta tưởng đến mà sinh ra như vậy”. Nếu tâm ý chúng ta chân chánh, thì cái thấy, cái nghe sẽ chân chánh. Nếu tâm tưởng chúng ta đang vọng động, thì cái thấy cái nghe đó không còn chính xác nữa. Nói cho rõ ra, cái tâm vọng của chúng ta có thể gạt nhãn căn, có thể gạt cái nhĩ căn, có thể gạt cái tỷ căn. Tỷ căn là lỗ mũi. Lạ lắm!...
Đừng nên khởi cái tâm hạnh kiêu kỳ, thiếu đức khiêm cung mà coi chừng bị ách nạn.
Lúc nào cũng nên thấy mình còn là phàm phu, là phàm
phu thì khi chết dễ bị đọa lạc. Vì sợ bị đọa lạc xuống địa ngục mà mình cố công
niệm Phật. Chính cái tâm này sẽ dễ cảm ứng với đại nguyện của đức A-Di-Đà mà
mình được vãng sanh Cực-Lạc.
Xin đừng tự cho mình là hàng thượng căn, thượng
trí. Ý niệm này thường làm tăng thượng mạn, đây chính là đại vọng tâm, cái cửa
ngõ thuận lợi nhất cho oan gia trái chủ nương
vào đó mà hại người tu hành một cách thê thảm vậy!...
Mong chư vị cố gắng giữ tâm hồn hiền từ niệm Phật, để cùng nhau vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc.
(Trích Hộ Niệm Chú Ý 15)
Nam Mô A Di Đà Phật
Copyright 2017 © Designed by Gowebbi. All rights reserved.
leave a comment